Từ tháng 10/2009 đến nay, một số nhà đăng kí tên miền như FPT Telecom, PA Vietnam, Netso,… thông báo nhận phí đặt cọc tên miền 1 kí tự .vn tối thiểu 40 triệu đồng/tên và tối thiểu 10 triệu đồng/tên với tên miền 2 kí tự.
Tên miền .vn 1-2 kí tự là tên miền cấp 2 được lập nên từ 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh (từ a đến z) và 10 chữ số tự nhiên từ 0-9. Tổng cộng có 36 tên miền một kí tự dưới đuôi cấp 2 .VN như a.vn, x.vn.., và 1.296 tên miền hai kí tự, ví dụ: xe.vn, 3g.vn, hn.vn…
Các tên miền này chưa chính thức bán nhưng được giới kinh doanh Internet đánh giá là quý hiếm, độc đáo, dễ nhớ và dễ tạo thương hiệu.
Nhà đăng kí chạy đua cho “giữ chỗ”
Ngay khi có dự thảo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vào trung tuần tháng 10/2009 về việc cho đăng kí tên miền 1-2 kí tự .vn, nhà đăng kí PA Việt Nam đã thông báo bắt đầu tiếp nhận hồ sơ "theo dõi đăng kí" cho các tên miền này. Theo PA Việt Nam, công ty không yêu cầu nộp bất kì khoản phí nào và sẽ thông báo thu phí đến khách hàng ngay khi có công văn chính thức của Bộ TT&TT về dự thảo của VNNIC.
FPT Telecom mới đây cũng gửi tới các khách hàng thông báo chính thức nhận phí đặt cọc tên miền 1 và 2 kí tự. Cụ thể, tên miền 1 kí tự có phí duy trì hàng năm 40 triệu đồng, phải đặt cọc tối thiểu 40 triệu đồng/tên, còn tên miền 2 kí tự có phí duy trì hàng năm 10 triệu đồng phải đặt cọc tối thiểu 10 triệu đồng/tên.
Theo kinh nghiệm từ việc cấp phát tên miền .VN từ năm 2008 của nhà đăng kí này, rất nhiều khách hàng ồ ạt cùng tiến hành đăng kí có thể gây ra ách tắc từ nhiều phía do phải chờ các thủ tục từ nhà đăng kí và VNNIC. Vì thế, FPT Telecom cho biết thêm, 3 ngày trước khi tên miền dự kiến cấp phát, công ty sẽ mở cổng kết nối trực tiếp với hệ thống VNNIC để khách hàng có thể tự đăng kí tên miền 1, 2 kí tự.
Trên các website rao vặt cũng đăng tải nhiều lời rao hấp dẫn, kiểu như "Chỉ 1 cái nhấp chuột, hay chỉ một cuộc điện thoại, bạn sẽ trở thành chủ sở hữu của những tên miền có 1 không 2. Số lượng của các tên miền này có hạn thôi. Tên miền 1 kí tự có 36 cái, tên miền 2 kí tự có 1296 cái. Rất phù hợp với các công ty đang muốn quảng bá thương hiệu và giữ gìn thương hiệu của mình".
Đắt vẫn mua
Với chi phí dự kiến mà các nhà đăng kí tên miền đưa ra nói trên, nhiều người khi biết đã cho rằng “quá đắt" hay "chắc kham không nổi”. Bản thân các nhà đăng kí tên miền cũng thừa nhận mức phí này là cao bởi với những tên miền 3 kí tự trở lên, phí duy trì hàng năm chỉ có 600.000 đồng.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng với các tên miền "đẹp" hoặc liên quan tới thương hiệu doanh nghiệp như HP.vn, hr.vn, 88.vn,... thì 10 triệu cũng không phải đắt. Hơn nữa, sử dụng các tên miền này còn như một cách "để khẳng định đẳng cấp... nhà giàu thì đi ô tô!", một thành viên nói trên diễn đàn.
Thực tế, thành viên Quốc Vượng (nick matbao135 trên ddth.com) sau khi thông báo khách hàng có thể "giữ chỗ" các tên miền 1, 2 kí tự, cho biết các tên miền To.vn, Go.vn, Me.vn, Az.vn, Co.vn, Vn.vn đã có khách hàng đăng kí tại TP. HCM. Còn các tên miền hp.vn, hr.vn, pr.vn, xe.vn cũng đã được các khách hàng tại Hà Nội đăng kí.
Công ty Netso có trụ sở tại TP. HCM, đại lý của FPT cho biết, vì tổng số tên miền 1, 2 kí tự .vn chỉ có hơn 1.000 nên nhiều công ty quan tâm tìm hiểu, những tên miền 2 kí tự như hp.vn, pr.vn… đã có khách hàng đăng kí.
Dù vậy, các nhà đăng kí tên miền này đều không khẳng định khách hàng sẽ được sở hữu các tên miền đã đặt cọc, đồng thời mức phí đặt cọc trên đây chỉ là dự kiến và là phí giữ chỗ. Trong trường hợp không đăng kí được cho khách hàng, nhà đăng kí sẽ hoàn tiền 100% và không thu thêm bất cứ phí nào.
Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet, một đại diện của VNNIC cho biết, theo Luật Viễn thông, các tài nguyên Internet có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ sẽ được thực hiện theo phương thức đấu giá, thi tuyển. Như vậy, tên miền 1, 2 kí tự “.vn” sẽ thuộc diện phải đấu giá. Thời gian nào, thủ tục đấu giá ra sao và những tên miền nào phải đấu giá, VNNIC sẽ thông báo cụ thể trước khi triển khai.
Cũng theo đại diện này, việc "đặt cọc" hay "giữ chỗ" tên miền 1, 2 kí tự .vn chỉ là thoả thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng, và VNNIC không can thiệp vào những giao dịch này.
Theo VietNamNet.
Tên miền .vn 1-2 kí tự là tên miền cấp 2 được lập nên từ 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh (từ a đến z) và 10 chữ số tự nhiên từ 0-9. Tổng cộng có 36 tên miền một kí tự dưới đuôi cấp 2 .VN như a.vn, x.vn.., và 1.296 tên miền hai kí tự, ví dụ: xe.vn, 3g.vn, hn.vn…
Các tên miền này chưa chính thức bán nhưng được giới kinh doanh Internet đánh giá là quý hiếm, độc đáo, dễ nhớ và dễ tạo thương hiệu.
Nhà đăng kí chạy đua cho “giữ chỗ”
Ngay khi có dự thảo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) vào trung tuần tháng 10/2009 về việc cho đăng kí tên miền 1-2 kí tự .vn, nhà đăng kí PA Việt Nam đã thông báo bắt đầu tiếp nhận hồ sơ "theo dõi đăng kí" cho các tên miền này. Theo PA Việt Nam, công ty không yêu cầu nộp bất kì khoản phí nào và sẽ thông báo thu phí đến khách hàng ngay khi có công văn chính thức của Bộ TT&TT về dự thảo của VNNIC.
FPT Telecom mới đây cũng gửi tới các khách hàng thông báo chính thức nhận phí đặt cọc tên miền 1 và 2 kí tự. Cụ thể, tên miền 1 kí tự có phí duy trì hàng năm 40 triệu đồng, phải đặt cọc tối thiểu 40 triệu đồng/tên, còn tên miền 2 kí tự có phí duy trì hàng năm 10 triệu đồng phải đặt cọc tối thiểu 10 triệu đồng/tên.
Theo kinh nghiệm từ việc cấp phát tên miền .VN từ năm 2008 của nhà đăng kí này, rất nhiều khách hàng ồ ạt cùng tiến hành đăng kí có thể gây ra ách tắc từ nhiều phía do phải chờ các thủ tục từ nhà đăng kí và VNNIC. Vì thế, FPT Telecom cho biết thêm, 3 ngày trước khi tên miền dự kiến cấp phát, công ty sẽ mở cổng kết nối trực tiếp với hệ thống VNNIC để khách hàng có thể tự đăng kí tên miền 1, 2 kí tự.
Trên các website rao vặt cũng đăng tải nhiều lời rao hấp dẫn, kiểu như "Chỉ 1 cái nhấp chuột, hay chỉ một cuộc điện thoại, bạn sẽ trở thành chủ sở hữu của những tên miền có 1 không 2. Số lượng của các tên miền này có hạn thôi. Tên miền 1 kí tự có 36 cái, tên miền 2 kí tự có 1296 cái. Rất phù hợp với các công ty đang muốn quảng bá thương hiệu và giữ gìn thương hiệu của mình".
Đắt vẫn mua
Với chi phí dự kiến mà các nhà đăng kí tên miền đưa ra nói trên, nhiều người khi biết đã cho rằng “quá đắt" hay "chắc kham không nổi”. Bản thân các nhà đăng kí tên miền cũng thừa nhận mức phí này là cao bởi với những tên miền 3 kí tự trở lên, phí duy trì hàng năm chỉ có 600.000 đồng.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng với các tên miền "đẹp" hoặc liên quan tới thương hiệu doanh nghiệp như HP.vn, hr.vn, 88.vn,... thì 10 triệu cũng không phải đắt. Hơn nữa, sử dụng các tên miền này còn như một cách "để khẳng định đẳng cấp... nhà giàu thì đi ô tô!", một thành viên nói trên diễn đàn.
Thực tế, thành viên Quốc Vượng (nick matbao135 trên ddth.com) sau khi thông báo khách hàng có thể "giữ chỗ" các tên miền 1, 2 kí tự, cho biết các tên miền To.vn, Go.vn, Me.vn, Az.vn, Co.vn, Vn.vn đã có khách hàng đăng kí tại TP. HCM. Còn các tên miền hp.vn, hr.vn, pr.vn, xe.vn cũng đã được các khách hàng tại Hà Nội đăng kí.
Công ty Netso có trụ sở tại TP. HCM, đại lý của FPT cho biết, vì tổng số tên miền 1, 2 kí tự .vn chỉ có hơn 1.000 nên nhiều công ty quan tâm tìm hiểu, những tên miền 2 kí tự như hp.vn, pr.vn… đã có khách hàng đăng kí.
Dù vậy, các nhà đăng kí tên miền này đều không khẳng định khách hàng sẽ được sở hữu các tên miền đã đặt cọc, đồng thời mức phí đặt cọc trên đây chỉ là dự kiến và là phí giữ chỗ. Trong trường hợp không đăng kí được cho khách hàng, nhà đăng kí sẽ hoàn tiền 100% và không thu thêm bất cứ phí nào.
Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet, một đại diện của VNNIC cho biết, theo Luật Viễn thông, các tài nguyên Internet có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ sẽ được thực hiện theo phương thức đấu giá, thi tuyển. Như vậy, tên miền 1, 2 kí tự “.vn” sẽ thuộc diện phải đấu giá. Thời gian nào, thủ tục đấu giá ra sao và những tên miền nào phải đấu giá, VNNIC sẽ thông báo cụ thể trước khi triển khai.
Cũng theo đại diện này, việc "đặt cọc" hay "giữ chỗ" tên miền 1, 2 kí tự .vn chỉ là thoả thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng, và VNNIC không can thiệp vào những giao dịch này.
Theo VietNamNet.